Hotline
0961265368

Độ đục của nước là gì? Tiêu chuẩn về độ đục của nước

08/03/2023 15:33 +07 - Lượt xem: 18766

Độ đục của nước là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của nguồn nước rất được chú trọng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như tiêu chuẩn về độ đục thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hoabico để hiểu rõ hơn nhé.

 

Độ đục của nước

 

Độ đục của nước là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản thì độ đục của nước là một trong những tính chất phổ biến và trực quan nhất của nước. Nó thể hiện sự vẩn đục không còn hiện trạng như ban đầu mà bạn có thể nhận biết một cách dễ dàng thông qua quan sát bằng mắt thường. Chúng ta có thể nhận biết bằng mắt nhưng không thể đánh giá được bằng con số cụ thể.

 

Độ đục của nước là gì?

 

Tiêu chuẩn độ đục của nước là gì?

Để nhận biết xem nước có bị đục hay không, ta cần kiểm tra bằng cách tìm hiểu về các đơn vị đo thông dụng mà mọi người thường dùng. Đơn vị thường được sử dụng nhiều nhất chính là dựa trên FTU đơn vị đo độ đục Formazin. Ngoài ra còn có các đơn vị đo độ đục như:

  • NTU: Đơn vị đo độ đục khuếch tán Nephelometric Turbidity Units.
  • FNU: Đơn vị đo độ đục Formazin khuếch tán Formazin Nephelometric Units.
  • FAU: Đơn vị pha loãng Formazin ( Formazin Attenuation Units )

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn cho phép nước có độ đục ~5 NTU đối với nước sinh hoạt và tiêu chuẩn cho nước ăn cho độ đục là 2 NTU.

 

Tiêu chuẩn độ đục của nước là gì?

 

Phương pháp đo độ đục của nước

Đo độ đục của nước bằng phương pháp nào/ Cần chuẩn bị những gì? Câu trả lời đuộc bật mí ngay dưới đây bạn có thể tham khảo nhé.

1. Đo bằng phương pháp trực quan

Để có thể thực hiện được phương pháp này bạn cần chuẩn bị những thứ sau để có thể đánh giá được độ đục của nước.

1.1. Chuẩn bị: 

  • 1 đĩa Secchi.
  • Dây dài 5 – 10m.

1.2. Cách đo:

  • Cột một đầu dây vào chiếc móc tròn trên bề mặt đĩa.
  • Hạ chúng xuống dòng nước nơi cần xác định độ đục. Thả xuống làm sao cho đến khi không nhìn thấy chiếc đĩa  được nữa ( đây gọi là độ sâu Secchi). 
  • Giữ nguyên trạng thái và quan sát, đánh dấu vào điểm tiếp với mặt thước dây.
  • Hạ thêm xuống sâu 0,5m nữa, sau đó từ từ nhấc lên ta được giá trị độ sâu lần 2.
  • Độ đục nước chính là trung bình cộng giá trị độ sâu của cả 2 lần đo.

1.3. Đánh giá

Phương pháp này mang tính chủ quan, không được chính xác tuyệt đối. Chỉ hoạt động hiệu quả khi ở vùng nước tự nhiên có dòng chảy chậm và độ đục thấp.

 

Đo độ đục của nước bằng phương pháp trực quan

 

2. Đo bằng máy đo chuyên dụng

Cách tốt nhất để xác định được độ đục một cách chính xác là sử dụng máy đo chuyên dụng. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm soát độ ô nhiễm nguồn nước. Việc của bạn cần làm là chuẩn bị dụng cụ cần thiết để đo.

2.1. Chuẩn bị:

  • Máy đo độ đục chuyên dụng.
  • Mẫu nguồn nước cần xác định độ đục.

2.2. Cách đo

  • Lấy mẫu nguồn nước và đặt vào nguồn sáng của máy dò.
  • Đợi máy dò phân tích lượng tán xạ.
  • Đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn.

2.3. Đánh giá

Phương pháp này được áp dụng nhiều hiện nay vì các máy đo này được áp dụng các công nghệ hiện đại sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Hơn nữa cũng rất nhanh, đơn giản và thuận tiện trong quá trình thực hiện.

 

Đo độ đục của nước bằng máy đo chuyên dụng

 

Phương pháp đo độ đục của nước dùng trong thực tế

Độ đục của mỗi nguồn nước là khác nhau vì vậy và sẽ có mức quy chuẩn riêng cho từng nguồn nước. Để xác định xem mức đục nào cho phép thì cần có phương pháp đo và cụ thể nguồn nước cần đo.

1. Nước sông

Nước sông thường có độ đục hơn các nguồn nước khác bởi nguồn nước này phải chịu những chất thải sinh hoạt hoặc sản xuất nông, công nghiệp, sự phát triển của tảo, vi khuẩn, sự xói mòn đất hay ảnh hưởng bởi thời tiết. Những nguyên nhân này gây ra độ đục cho sông và để xác định xem độ đục của nước đang trong mức cho phép không thì bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp đã được giới thiệu bên trên là trực quan hoặc máy đo chuyên dụng.

Bằng cách xác định này bạn có thể biết được nước sông có đang bị ô nhiễm hay không? Mức độ đục cho phép với nước sông là ở mức ~5NTU, nếu vượt ngưỡng này thì độ đục đàn quá cao và không thích hợp để sử dụng.

 

2. Nước sinh hoạt

Đối với dòng nước sinh hoạt thì mức độ cho phép là 2NTU. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng máy đo chuyên dụng. Như vậy, kết quả sẽ chính xác hơn rất nhiều mà bạn cũng yên tâm sử dụng hơn. Trong trường hợp vượt quá 2NTU thì bạn nên ngưng sử dụng và tìm các phương án thanh lọc độ đục của của nước để có thể sử dụng một cách an toàn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

3. Nước bể bơi 

Mức an toàn cho phép đối với độ đục của hồ bơi là ~5NTU đây là mức giới hạn an toàn cho phép. Bạn có thể kiểm tra bằng 2 hình thức là trực quan và máy đo chuyên dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác tuyệt đối bạn vẫn nên dùng máy đo chuyên dụng để kiểm tra. Như vậy, bạn sẽ biết được mức độ chính xác của độ đục để tìm ra các phương án xử lý.

Trong trường hợp độ đục quá cao thì phải sử dụng đến các hóa chất hỗ trợ việc giảm đục để có thể trở về mức an toàn cho người sử dụng. Bởi vậy, sẽ đảm bảo được sức khỏe khi tham gia hoạt động bơi lội.

 

Đo độ đục của nước bể bơi

 

Cách đo độ đục của nước bể bơi

Khi hồ bơi có dấu hiệu bị vẩn đục, thách thức đối với người quản lý hồ bơi là xác định nguyên nhân và tìm giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng trước khi quá muộn. Đảm bảo sự khử trùng và cân bằng được duy trì với một hệ thống lọc hỏa động hiệu quả để giữ độ đục trong giới hạn chấp nhận được.

1. Nguyên nhân làm đục nước bể bơi

Nước hồ bơi bị đục bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất chính là:

  • Các yếu tố khách quan từ môi trường: mưa gió, lũ lụt, rác thải, bụi bẩn…
  • Các vấn đề với hệ thống bộ lọc: bộ lọc bẩn, máy bơm hoạt động kém 
  • Không đủ công suất, kích thước bộ lọc bị sai so với diện tích hồ bơi. 
  • Không có đủ phương tiện và các dụng cụ vệ sinh cần thiết để xử lý nước hồ bơi. 
  • Chất thải của người bơi
  • Sử dụng quá ít hoặc quá nhiều hóa chất xử lý nước đều tạo ra tình trạng vi khuẩn có hại sinh sôi trong nguồn nước. 
  • Nồng độ PH quá cao > 7.8 
  • Clo dư > 3pm
  • Độ kiềm 200mg / L trở lên 

Còn  nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nước tăng độ đục  khiến nước hồ bơi mất đi độ trong xanh tự nhiên.

 

2. Cách đo độ đục nước bể bơi

Có 2 cách để bạn có thể nhận biết nước hồ bơi nhà mình có bị đục hay không:

  • Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng chúng ta sẽ biết được giá trị NTU chính xác. Tùy từng loại máy mà bạn có thể đầu tư cho gia đình của mình.
  • Dựa vào mắt thường. Đây là cách hữu hiệu và nhận biết đơn giản và đặc biệt là nó miễn phí.

Theo chuyên gia tư vấn về nước hồ bơi tại Anh thì độ đục của nước không quá 1NTU và thường ở mức 0.5NTU. Còn ở Tây Ban Nha thì không được vượt quá 20NTU và Việt Nam thì ở mức 5NTU.

 

3. Cách xử lý nước bể bơi bị đục (sử dụng phèn chua – hóa chất)

Tùy theo từng trường hợp của nước hồ bơi mà bạn sử dụng nhóm hóa chất phù hợp. Các nhóm hóa chất hồ bơi thông dụng như: 

  •  Nhóm khử trùng nước: chlorine bột và clo viên (TCCA) 
  •  Nhóm cân bằng pH: NaClO, soda ash,… 
  •  Nhóm trợ lắng, làm trong nước: PAC, PAM, chất kết lắng dạng bột, Flocoulant 
  •  Nhóm tiêu diệt và ức chế rêu tảo: đồng bột, đồng ngậm nước 

3.1. Đối với nhóm khử trùng nước 

Ứng dụng: Nước nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do bụi bẩn, lá cây hay quá trình sử dụng của con người tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, gây các bệnh về da, nấm, mốc,…Trong trường hợp này, cần sử dụng chlorine thường xuyên nhằm duy trì nồng độ clo trong nước, ngăn không cho rêu tảo và vi khuẩn có cơ hội sinh sôi phát triển.

Cách dùng: với những bể bơi hoạt động thường xuyên, chỉ nên sử dụng với liều lượng duy trì hàng ngày từ 2g – 3g/ 1m3. Đối với các bể gia đình không thường xuyên dùng thì cần giảm liều lượng và ngược lại với bể bơi công cộng cần điều chỉnh liều lượng phù hợp. 

 

Nhóm hóa chất khử trùng nước

 

3.2. Nhóm điều chỉnh pH 

Sau khi tiến hành đo độ pH nếu kết quả thu được nằm ngoài mức chuẩn 7,2 – 7,6, cần tiến hành điều chỉnh pH bằng cách châm thêm pH+ hoặc pH- với liều lượng tham khảo sau: 

  • Tăng pH: dùng hóa chất pH+ với liều lượng cố định khoảng 1kg trên 1000m3 nước. Lúc này, độ pH của nước sẽ  tăng lên xấp xỉ 0,2. Thêm lượng hóa chất thích hợp tùy thuộc vào nồng độ hiện tại  
  • Giảm pH: Trong trường hợp này phải sử dụng hóa chất pH – tỷ lệ pha 1kg / 100m3 nước. Liều lượng này làm giảm độ pH đi 0,1.  

Lưu ý: Nếu muốn chế biến số lượng lớn, bạn cần chia thành nhiều lần để tránh  bị sốc và chảy ngược.

3.3. Nhóm diệt  tảo 

Các hóa chất như CuSO4 và clo giúp kiểm soát và tiêu diệt  tảo nhanh chóng, từ đó duy trì tình trạng nước hồ bơi sạch sẽ và an toàn. 

Phương pháp thực hành: Dùng 1 lít CuSO4 cho 10m3 nước / tháng. Lưu ý rằng chất diệt tảo phản ứng nhanh với clo, vì vậy nên  đổ trực tiếp trước cống. 

 

Nhóm diệt tảo bể bơi

 

3.4. Các nhóm trợ lắng, làm trong nước

Sau khi  cân bằng  độ pH và nồng độ clo trong nước, tiến hành  lắng cặn để loại bỏ các tạp chất trong nước. PAC là một hóa chất được sử dụng phổ biến 

 Cách thực hiện: 

  • Tắt hệ thống lọc nước để giữ cho mặt nước  yên tĩnh 
  • Hòa tan một lượng nhỏ PAC vào nước và rải khoảng 2kg / 100m3 mỗi lần. 
  • Sau 6 giờ, khi các hóa chất  hòa tan trong nước, các chất  bẩn  trong nước được hút qua lớp cặn lắng  xuống đáy hồ. 
  • Sử dụng thiết bị vệ sinh hồ bơi đặc biệt hoặc robot làm sạch để xử lý  cặn này

Nhóm trợ lắng

 

Hoabico cung cấp hóa chất xử lý độ đục của nước bể bơi

Ngoài bán hóa chất xử lý nước bể bơi chính hãng, Hoabico còn cung cấp dịch vụ xử lý nước  đục, nước xanh, nước đen. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực xử lý nước, chúng tôi đảm bảo xử lý đúng quy trình, đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn.  Chúng tôi cam kết mức giá ưu đãi để đảm bảo sự hài lòng cao nhất của khách hàng khi bạn lựa chọn chúng tôi.

Trên đây là thông tin độ đục của nước là gì? Tiêu chuẩn độ đục của nước và cách xử lý nước đục bể bơi bằng hóa chất. Nếu quý khách đang có nhu cầu xử lý nước đục bể bơi hãy liên hệ ngay với Hoabico để được tư vấn nhanh chóng.

>>> Tham khảo thêm: Các thiết bị bể bơi chính hãng do Hoabico phân phối.

 




Bài xem nhiều