Có thể tự học bơi không? Nên bơi kiểu nào dễ học & phổ biến nhất
Tự học bơi cơ bản sẽ có ích trong nhiều trường hợp thực tế. Tuy nhiên, cần phương pháp học đúng cách, có môi trường bơi thích hợp & trang bị kiến thức đầy đủ.
Có nên tự học bơi? Những ai nên và không nên học? Lưu ý gì để đảm bảo an toàn trong quá trình bơi lội? Và rất nhiều vấn đề liên quan khác sẽ được Hoabico giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Bắt đầu ngay nhé!
Có Thể Tự Học Bơi Không?
Câu trả lời là: CÓ
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi (Hà Nội) cho biết: “Lâu nay ở các khu vực nông thôn người ta vẫn thường ra sông hồ ao suối để tự học bơi. Do đó, hoàn toàn có thể tự học bơi. Bơi không khó, quan trọng là bạn có thực sự muốn học và có kiên trì học hay không”
Ngoài ra, bạn cũng có thể học các thao tác, kỹ thuật thông qua internet cụ thể là youtube, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc học chuyên nghiệp hoặc học thực tế.
Lợi ích của việc tự học bơi:
- Tiết kiệm khoản chi phí kha khá.
- Chủ động thời gian, không phụ thuộc vào khóa học hay giáo viên.
Vậy thì tự học bơi có khó không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để có câu trả lời đây đủ nhất.
Những Ai Nên & Không Nên Học Bơi?
Khoảng hơn 71% bề mặt trái đất là nước nên rõ ràng biết bơi là điều cần rất cần thiết đối với mỗi người. Thế nhưng không phải ai cũng có thể học hay bơi lội. Vậy chính xác thì những ai nên hoặc không nên học bơi? Cùng tìm hiểu nào:
Những ai nên học bơi?
Dù môi trường sống của bạn ở đâu thì việc học bơi luôn có lợi ích thiết thực. Đặc biệt, với những người sống gần sông hồ, đại dương hoặc những vùng thường xuyên bão lũ thì nên học bơi càng sớm càng tốt như một yếu tố sinh tồn quan trọng. Ngoài ra, đây cũng là cách vận động có lợi cho sức khỏe: rèn luyện cơ bắp, thư giãn đầu óc, loại bỏ mệt mỏi do hoạt động trí óc, phòng cách bệnh về khớp, tốt cho phổi và tim mạch,…
Đối tượng nào không nên học bơi?
Với nhiều người, việc học bơi có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Đây là những đối tượng khi bơi sẽ làm nghiêm trọng thêm bệnh tình hoặc chưa đủ điều kiện thể trạng & sức khỏe cần thiết. Cùng tìm hiểu đầy đủ hơn ở phần dưới đây:
#1. Mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp
Cụ thể như hen suyễn, viêm xoang… do môi trường nước bể bơi dễ khiến cho bạn bị nhiễm lạnh dẫn tới khó khăn trong việc hô hấp.
Bên cạnh đó, nước hồ bơi chứa hóa chất Clo và nhiều loại vi khuẩn, các mầm bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người có sức đề kháng yếu và đang gặp vấn đề về hô hấp.
Nếu thật sự yêu thích và muốn học bơi thì bạn có thể mời giáo viên dạy riêng tại nhà với lịch trình hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
#2. Mắc bệnh ngoài da, da liễu
+ Nước hồ bơi chứa nhiều chất tẩy rửa, hóa chất, vi khuẩn,… nó sẽ tấn công vào da bạn khiến bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.
+ Có thể truyền mầm bệnh cho người khác, nếu đã chữa khỏi thì khi học bơi nên bôi kem chống nắng cho mặt và toàn thân để vừa chống nắng vừa tránh ảnh hưởng nước bể.
#3. Bị bệnh lý về mắt.
Những người bị bệnh về mắt, đặc biệt là là những người dễ bị khô mắt, dị ứng mắt hay đỏ mắt,… thì việc học bơi sẽ khiến tình trạng mắt trở nên khó kiểm soát. Nặng hơn sẽ có thể bị các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm nhiễm kết mạc,…
#4. Trẻ em dưới 4 tuổi
Do trẻ ở lứa tuổi này chưa thể điều khiển được hành động của mình, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên dễ bị nhiễm bệnh, thậm chí là hình thành tâm lý sợ nước.
Lưu Ý Điều Gì Khi Tự Học Bơi
Bên cạnh những lợi ích đó thì tự học bơi vẫn tồn tại một số bất lợi như: không có người đốc thúc, không được học bài bản, dễ bị sai kỹ thuật, những người thiếu kiên trì sẽ dễ bỏ cuộc khiến thời gian học kéo dài.
Do đó mà khi tự học bơi cơ bản, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Học từ cơ bản đến nâng cao, 3 kỹ năng cơ bản khi học bơi là: thở, thả nổi và chuyển động. Sau khi đã thành thạo nước này mới chuyển sang các bước tiếp theo, không nhảy cóc hay học nhiều thứ cùng lúc.
- Khởi động kỹ trước khi xuống nước: nhiều người tự học thường bỏ qua bước này, như vậy sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Thường gặp nhất là tình trạng chuột rút.
Do đó, trước khi bơi hãy khởi động khớp cổ, khớp vai, cánh tay, cổ tay, hông,…
- Chuẩn bị trang phục bơi như quần áo, kính, chụp đầu,…
Cách Tập Bơi Cho Người Bắt Đầu
Bước 1: Chuẩn bị tâm lý thoải mái và thả lỏng
Việc này rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến quá trình cũng như hiệu quả học bơi. Tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn vượt qua được tâm lý sợ sệt.
Trước khi xuống khởi động kỹ các khớp, mặc đồ bơi và đeo đồ bảo hộ đầy đủ. Nếu vẫn chưa an tâm thì nên mang theo phao bể bơi để tự tin hơn.
Bước 2: Tập thở và nổi trên mặt nước
Thở là một trong những kỹ năng cơ bản mà bạn cần nắm vững khi bắt đầu học bơi. Khi bơi sẽ hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi, trước tiên bạn sẽ được tập quen bằng cách hít một hơi thật sâu bằng miệng rồi úp mặt xuống nước rồi từ từ thở ra bằng mũi cho đến khi hết hơi thì lại ngoi lên và làm tiếp tục như vậy.
(Trường hợp nếu cảm thấy không thoải mái có thể bịt mũi lại để thở bằng miệng)
Tiếp theo làm làm quen với việc nổi trên mặt nước, hay còn gọi là để cơ thể nổi bồng bềnh. Khi dưới nước, hãy dùng 2 tay bám vào thành bể, từ từ đưa 2 chân ra sau (chỉ cận bạn thả lỏng được cơ thể thì động tác này cũng trở nên đơn giản hơn).
Hãy thực hiện với cả phần bụng và lưng cho tới khi cả cơ thể đều nổi được. Lựa chọn khu vực nước cạn để khi chưa thuần thục thì có thể đứng lên được.
Để giữ thăng bằng lâu hơn, nên để cơ thể nổi theo hình chữ T bằng cách để tay vuông góc với cơ thể.
Video hướng dẫn các bước nổi trên mặt nước – nguồn: Youtube
Bước 3: Tập các động tác bơi cơ bản
* Kỹ thuật đạp chân lên xuống
Chĩa các ngón chân thẳng ra như vũ công ba lê, giữ cẳng chân hơi cong một chút và cử động như lúc bạn đá nhẹ một thứ gì đó. Cổ chân phải cử động mềm mại.
Video hướng dẫn kỹ thuật đạp chân – nguồn (Youtube Channel: Bạn Biết Bơi)
* Kỹ thuật đạp ếch
Giữ hai chân sát nhau, từ hông đến đầu gối, từ đầu gối đến mắt cá chân. Thu đầu gối lại sao cho hai cẳng chân tạo ra 1 góc 90 độ. Tiếp đến là nhanh chóng tách 2 cẳng chân ra và cử động theo một đường tròn về hai bên cơ thể (như kiểu vẽ đường tròn)
Sau đó, khép hai chân lại vào nhau và tiếp tục làm như trên.
Video hướng dẫn kỹ thuật đạp chân bơi ếch – nguồn (Youtube Channel: Tùng Trần)
* Kỹ thuật đạp chân để bơi đứng
Kỹ thuật này thường được áp dụng khi bạn muốn bơi theo phương thẳng đứng tại một vị trí phần với đầu và vai nổi lên trên mặt nước.
Đầu tiên, hai đầu gối phải được gập lại sao cho chân mở rộng hơn hông. Tiến đến là đạp từng chân giống cách đạp xe đạp, 1 chân đạp “lên” và chân còn lại đạp “xuống”.
Cách bơi này sẽ cần thời gian để có thể thuận thục, rất hợp khi bạn muốn nghỉ ngơi 1 chút tại nơi chân không thể chạm xuống đáy.
Video hướng dẫn kỹ thuật đứng nước – nguồn (Youtube Channel: Yêu Bơi Lội)
* Động tác tay
Động tác này khá đơn giản, bạn có thể tự học bơi trên youtube một cách nhanh chóng.
Tư thế chuẩn bị: khom lưng, đưa 2 tay vuông góc với vai để tạo thành chữ U.
Thực hiện: khi vươn người ra trước thì quạt tay sang 2 bên giữ cho tay và vai vuông góc, lòng bàn tay hướng xuống đất. Sau đó khép nhanh lại và lặp lại như vậy nhiều lần.
Kiểu Bơi Nào Ít Tốn Sức Nhất & Nhanh Nhất?
Về kiểu bơi thì có nhiều kiểu, mỗi kiểu sẽ có những yêu cầu riêng về kỹ thuật cũng như thời lượng luyện tập khác nhau. Những người bới biết bơi hay đang học bơi thì nên chọn kiểu nhẹ nhàng, tốn ít sức trước.
Dưới đây là một số kiểu bơi ít tốn sức nhất:
* Đối với phụ nữ và trẻ em
Nên chọn tự học bơi ếch. Bơi ếch là cách bơi mô phỏng di chuyển của loài ếch ở dưới nước, dùng 2 chân đạp kết hợp 2 tay rẽ nước để đẩy cơ thể về phía trước.
Cách bơi này ít tốn sức, yêu cầu kỹ thuật không cao nên hợp với trẻ nhỏ.
Kiểu bơi này cũng rất được chị em yêu thích do dễ học, có khả năng giảm cân, làm thon gọn cơ thể nếu tập đều đặn.
Video hướng dẫn dạy bơi cho trẻ em – nguồn (Youtube Channel: Trung Tâm Dạy Bơi)
* Đối với thanh niên
Thanh niên thì nên chọn tự học bơi sải, cách bơi này nhanh, ít tốn sức do khi bơi thân nằm ngang, trọng ít di chuyển lên sức. Thường dùng trong trường hợp bơi đường dài.
Video hướng dẫn kỹ thuật bơi sải – nguồn (Youtube Channel: Yêu Bơi Lội)
Lợi Ích Của Việc Bơi Lội
Bơi lội xếp thứ 4 trong danh sách các hoạt động phổ biến ở Hoa Kỳ, nguyên nhân là bởi bơi lội mang đến những lợi ích tuyệt vời sau:
- Giúp vận động toàn bộ cơ thể chứ không riêng mình tay hay chân như một số môn thể thao khác.
- Hỗ trợ các cơ quan như tim, nội tạng cùng vận động.
- Có ích trong việc hỗ trợ điều trị các cơn đau do chấn thương, viêm khớp.
- Có lợi với những người mắc bệnh hen suyễn, giúp tăng dung tích phổi từ đó giúp hô hấp dễ dàng hơn.
- Giảm đau do đa xơ cứng gây ra.
- Đốt cháy calories hiệu quả, giúp giảm mỡ thừa, mang lại thân hình thon gọn.
- Giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
- Thư giãn tinh thần, xả stress hiệu quả.
- Rất tốt với phụ nữ mang thai, các nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ mang thai bơi trong thời kỳ từ đầu đến giữa thai kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Như vậy, chúng ta đã trả lời xong cho câu hỏi có nên tự học bơi và các kiểu bơi phổ biến và dễ học nhất hiện nay. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ có ích với những ai muốn tự học bơi cho người mới bắt đầu.
>>> Tham khảo thêm: Các thiết bị bể bơi chính hãng do Hoabico phân phối.
Nội dung: Hoabico.com