Công thức tính pH - Cách tính độ PH nước bể bơi chuẩn nhất
Công thức tính pH, cách tính độ pH chuẩn nhất là như nào? Là những vấn đề mà được người dùng quan tâm, đặc biệt là với những ai đang sở hữu cho mình những chiếc bể bơi. Hiểu được điều đó, Hoabico gửi tới bạn đọc bài viết giải đáp chi tiết nhất. Bắt đầu nào!
Công thức tính pH
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H⁺ (H₃O⁺ ) trong dung dịch, thể hiện tính axit hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, nếu pH < 7 được coi là có tính axit, pH > 7 là có tính kiềm. Cụ thể:
– Công thức tính pH:
pH= -log[H+]
– Tính pH của dung dịch bazơ: xác định nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch ở trạng thái cân bằng:
pH = 14 – pOH = 14 + lg([OH-])
– Ngoài ra còn có công thức cần ghi nhớ là:
[H+][OH−] = 10-14
Trong đó:
– [H+]: biểu thị hoạt độ của các ion H+ (còn gọi là ion hydronium), đơn vị đo là mol/lít, trong các dung dịch loãng như nước sông hồ, nước máy thì chỉ số đó xấp xỉ bằng nồng độ của Ion H+.
– Log: là logarit cơ số 10 và pH là thang đo chỉ số của axit.
– OH-: biểu thị hoạt độ của ion OH- (ion hydroxit), đơn vị đo là mol/l.
Công thức tính pH này áp dụng cho hầu hết các dung dịch loãng.
Một dung dịch có pH là 6.0 sẽ có độ axit cao gấp 10 lần so với pH trung tính 7.0. Tương tự, dung dịch có pH bằng 5 sẽ có độ axit cao gấp 100 lần so với pH trung tính.
Các công thức tính pH trong từng trường hợp
Sau đây là các công thức tính độ pH cho từng trường hợp cụ thể:
– Công thức tính đối với axit:
+ Axit mạnh: pH = -log(Ca)
Trong đó Ca là nồng độ của axit.
+ Axit yếu: pH = -1/2.logKa -1/2.logCa
Với Ka là hằng số điện li của axit (axit yếu chỉ bị điện li 1 phần).
– Công thức tính với bazơ
+ Bazơ mạnh: pH = 14 + log(Cb)
Cb là nồng độ bazo.
+ Bazơ yếu: pH = 14 +1/2logKb + 1/2.log(Cb)
Kb hằng số điện li bazo.
– Cách tính với dung dịch muối:
+ Đối với dung dịch muối: pH = -1/2.logKa – 1/2.log(Cm)
+ Đặc biệt, dung dịch muối tạo ra từ bazo mạnh hoặc axit yếu thì tính theo công thức: pH= 14 + 1/2.logKb + 1/2.log(Cm).
Các cách đo pH phổ biến nhất hiện nay
Thực tế cho thấy, việc đo lường hoạt động của ion H+ cũng như ứng dụng của các cách trên để tính pH cho dung dịch khá là phức tạp. Chính vì thế mà người ta đã nghiên cứu và sản xuất ra các công cụ đo với cách thực hiện đơn giản, kết quả nhanh chóng, độ chính xác cao. Từ đó, việc đo lường trở nên đơn giản hơn rất rất nhiều.
Cách các đo đó gồm:
– Sử dụng chất chỉ thị màu: Màu chất chỉ thị sẽ thể hiện độ pH của dung dịch cần tính. Màu này được chia làm 14 thang bậc.
Việc đo đơn giản như sau: chuẩn bị giấy kiểm tra đã ngâm vào chất chỉ thị rồi nhúng vào dung dịch cần kiểm tra, cuối cùng là so sánh với thang màu và đọc kết quả.
– Dùng quỳ tím: Đây cũng là cách rất đơn giản để bạn nhận biết tính axit hay bazo của dung dịch. Nếu quỳ đổi sang đỏ thì dung dịch đó có tính axit, còn chuyển thành xanh thì có tính bazo.
Để xác định cụ thể chỉ số pH, ta so sánh màu của giấy quỳ với thang đo tiêu chuẩn.
– Sử dụng bộ test thử nước: Cách làm này được sử dụng phổ biến nhất trong các hồ bơi hiện nay. Bộ thiết bị này không chỉ đo được chỉ số pH và còn biết được cả hàm lượng Clo trong nước. Từ đó tính toán được liều lượng cụ thể cho các loại hóa chất cần thêm vào.
Cách làm cực kỳ đơn giản như sau: lấy mẫu nước cần kiểm tra (tốt nhất là lấy ở độ sâu 40- 50cm do với mặt nước), cho vào ống nghiệm rồi nhỏ dung dịch phenol và oto vào, đậy nắp, lắc đều.
So sánh màu nước với thanh màu sắc gắn trực tiếp trên bộ test và đọc kết quả.
– Dùng máy đo: Thiết bị này cho kết quả nhanh và độ chính xác cực cao, cách làm cũng đơn giản.
Bạn chỉ cần nhúng 2 đầu kim loại của máy vào dung dịch cẩn kiểm tra, đợi sự thay đổi con số trên bảng điện tử và đó chính là kết quả.
Độ PH của nước bể bơi và những chỉ số cần biết
Độ pH tiêu chuẩn của nước hồ bơi là từ 7.2- 7.6. Đây là chỉ số tiêu chuẩn, nó tác động rất lớn đến khả năng khử trùng của Chlorine trong nước, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bơi và độ bền của các thiết bị sử dụng trong bể bơi.
Nhưng do một số nguyên nhân nào đó mà chỉ số này bị mất cân bằng, cụ thể là:
+ Độ pH >7.6: lúc này sẽ có hiện tượng Clo khử trùng không hiệu quả, làm xuất hiện tình trạng như nước đổi màu, da người bị kích ứng.
+ Độ pH < 7.2: lúc này nước sẽ có tính axit, gây ăn mòn các thiết bị gây kích ứng cho da và mắt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bơi, nếu để lâu không xử lý còn làm hư hại lớp lót nền.
Quy trình đo nồng độ PH nước bể bơi bơi đúng cách
Hiện nay, cách đo pH cho nước hồ bơi phổ biến nhất là dùng bộ test và máy đo.
#1. Đo bằng bộ test.
Bước 1: Lấy mẫu thử vào ống nghiệm, lấy nước ở độ sâu 40cm để đảm bảo kết quả chính xác, lấy ngang với vạch kẻ trong ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ 2- 3 giọt Phenol vào ống kiểm tra pH, 2- 3 giọt OTO vào ống kiểm tra Clo.
Bước 3: Đậy nắp và lắc đều.
Bước 4: Đọc kết quả.
#2. Sử dụng máy đo
Bước 1: Làm sạch đầu dò bằng vải sạch, lau chùi nhẹ để việc kiểm tra có kết quả nhanh và chính xác.
Bước 2: Vặn kim đồng hồ về vị trí đo bạn muốn, ở đây đang đo pH nên sẽ vặn sang pH.
Bước 3: Nhúng đầu dò xuống nước đến phần nhựa đen và giữ nguyên như vậy.
Bước 4: Chờ kim dừng thì đọc kết quả và kết thúc.
Sau khi có kết quả bạn sẽ tiến hành cân bằng pH bằng các loại hóa chất như: pH+, pH-, Soda ash, NaClO.
Mong rằng những thông tin mà Hoabico cung cấp về công thức tính pH – cách tính độ PH chuẩn nhất này sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hoabico chuyên cung cấp thiết bị bể bơi chính hãng phụ vụ đo pH, hóa chất xử lý nước, cân bằng pH với chất lượng tiêu chuẩn, giá phải chăng. Liên hệ ngay để được tư vấn tận tình.
Nội dung: Hoabico.com