Bị ù tai sau khi bơi - Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất
Bị ù tai sau khi bơi là hiện tượng khá phổ biến, hầu hết ai đi bơi cũng gặp phải nếu dù có sử dụng nút tai chuyên dụng. Vậy đâu là nguyên nhân gây tình trạng này, cách xử lý như thế nào, có thể phòng tránh được hay không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay tại bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi để biết chi tiết.
Triệu chứng gây ù tai sau khi bơi
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.
Cụ thể các triệu chứng như sau:
– Người bị ù tai luôn cảm nhận được bên trong tai của mình có tiếng kêu như gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu…có thể là 1 hoặc cả 2 bên.
– Có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng.
– Cảm nhận rõ nhất khi về đêm hoặc những lúc yên tĩnh.
– Kèm theo đó là các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là đang váng đầu.
Nguyên nhân gây ù tai sau khi bơi lội
Có không ít người sau khi đi bơi về thì thấy tai bị ù đi, nó gây khó chịu cũng như ảnh hưởng tới thính giác.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới ù tai sau khi đi bơi đó là: bị nước vào tai và do chênh lệch áp suất.
Nguyên nhân khiến tai bị ù sau khi bơi.
* Bị nước vào tai:
Thực tế thì lại có nhiều nguyên nhân như:
– Quá trình bơi lội nhưng không sử dụng thiết bị bảo hộ khiến cho nước tai mà bạn không xử lý nó kịp thời dẫn tới nước xâm nhập vào sâu bên trong, gây ù khó chịu.
– Bị sặc nước (thường gặp ở những người mới tập bơi, trẻ em) gây ho sau đó lạc sang thanh khí quản, lui mũi xoang gây cay, hắt hơi, xì mũi, lên tai gây ứ dịch làm xuất hiện tình trạng ù tai, đau nhói trong vài ngày đầu, không nghe rõ vì có giảm giác bị bít, tắc bên trong.
Sau vài ngày thì các triệu chứng đó qua đi nhưng ù tai và nghe kém vẫn còn.
* Do chênh lệch áp suất:
Khi nhảy bục, lặn sâu trong nước, áp lực của nước quá cao cộng với đột ngột nhảy từ cao xuống, lặn sâu làm cho đường nối thông từ tai giữa sang mũi họng bị xẹp lại và dịch ứ đọng trong tai gây ù.
Cách xử lý bị ù tai đúng cách
Ù tai ban đầu không gây nguy hại cho người bệnh ngoài cảm giác khó chịu, lo lắng, mất ngủ. Nhưng nếu không được xử lý sớm, để lâu dần sẽ dễ dẫn tới tình trạng viêm, sưng tấy hoặc chứng viêm tai ngoài và ống tai – còn gọi là hiện tượng viêm tai ngoài cấp tính. Lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Do vậy, khi bị ù tai hãy xử lý nó càng sớm càng tốt bằng một số cách đơn giản sau đây:
– Kéo hoặc giật dái tai trong khi nghiêng đầu xuống vai với bên có nước, ngoài ra bạn cũng có thể thử lắc đầu sang 2 bên.
– Nằm nghiêng và úp tai xuống: với cách làm này, trong lực tạo ra sẽ làm khô tai một cách tự nhiên mà không cần mất nhiều công sức, có thể kê thêm gối cho êm tai.
– Tạo máy chân không trong tai: úp tai vào lòng bàn tay sao đó khum lại rồi đập đập nhẹ cho đến khi nước chảy ra. Lưu ý là không thực hiện cùng lúc với bên tai còn lại vì nó có thể chảy ngược vào trong.
+ Nếu sử dụng lòng bàn tay không hiệu quả thì có thể dùng ngón tay cho vào tai ấn và kéo ra thật nhanh để tạo lực hút chân không. Tuy nhiên cách này không được khuyến khích vì nó dễ gây xước và nhiễm trùng ống tai. Khi thực hiện thì phải vệ sinh ngón tay và cắt móng.
+ Trong khi tiến hành phương pháp này bạn có thể tranh thủ massage tai theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại (khi tai đang bịt kín) để làm ẩm ráy tai và nước thoát ra, cách này rất tốt khi ù tai gây ảnh hưởng tới khả năng nghe của bạn.
– Sấy khô tai bằng máy sấy: bật máy ở chế độ thấp nhất hoặc thổi mát, để xa tai 30cm rồi cho thổi vào tai đến khi cảm nhận được tai đã khô là được. Khi sấy nên kéo dái tai xuống để khô nhanh hơn.
Không bật quá nóng cũng như để quá gần sẽ làm bỏng da, có thể sấy qua tai thay vì thổi trực tiếp vào.
– Áp vải ấm vào tai khoảng 30s, úp hoặc nghiêng tai có nước lại để nó nhanh khô, mỗi lần cách nhau 1 phút, làm 4- 5 lần như vậy tai sẽ khô và không còn ù.
– Nhai: giả vờ như đang ăn gì đó hoặc nhai kẹo cao su để xương quai hàm chuyển động, thay phiên nhau nghiêng sang 2 bên. Việc này sẽ giúp nước đọng tại vòi nhĩ giải phóng ra ngoài.
– Ngáp: cách này cũng giúp chuyển động cơ mặt, làm vỡ các “bong bóng” nước trong tai giúp giảm sức ép và thoát bớt nước. Nếu bạn nghe tiếp bốp của bóng vỡ hoặc cảm nhận nước trong tai có thay đổi thì cách này đã hiệu quả.
Cách này tương tự như nhai.
– Dùng dung dịch rửa cồn với giấm trắng: tỷ lệ pha là 1:1, dùng ống nhỏ, cẩn thận nhỏ vào tai vài giọt. Các axit trong hỗn hợp sẽ phá vỡ các ráy tai có chứa nước, cồn thì làm bốc hơi nhanh nên dễ khô.
Giải pháp này còn giúp sát trùng và chống viêm tai hiệu quả, tuy nhiên nếu bạn bị thủng màng nhĩ thì không nên thực hiện.
– Đi khám bác sĩ: trường hợp nếu bạn thấy đau tai tăng lên khi kéo, có mủ vàng, xanh hoặc màu khác thường, dịch chảy ra có mùi tanh, ngứa ống tai hoặc tai, mất khả năng nghe thì hãy đi khám ngay bởi có thể bạn đang nhầm lẫn giữa ù tai và viêm tai giữa.
Hướng dẫn cách phòng tránh
Bị ù tai gây nhiều cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn, cách xử lý cũng khá đơn giản. Tuy nhiên nếu không bị vẫn là tốt nhất, do vậy hãy nhớ kỹ những điều sau để phòng tránh ù tai.
– Lau khô tai sau khi bơi: dùng khăn sạch lau vùng ngoài tai, vỗ nhẹ vùng gần ống tai để làm khô, nghiêng hoặc lắc đầu để nước chảy ra hết.
– Hạn chế sử dụng tăm bông để ngoáy tai: nhiều người cho rằng dùng tăm bông sẽ lấy nước hay vật thể lạ trong tai nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, không những không lấy được mà nó còn khiến đẩy nước và ráy tai vào sâu hơn.
Tăm bông còn có thể gây xước tai.
– Không sử dụng nút tai hay bông gòn lúc ngủ khi trong tai đang có nước bởi nó có tác hại tương tự như tăm bông đó là làm nước vào sâu hơn.
Khi tai đang đau thì nên tránh dùng tai nghe.
Lưu ý
Lưu ý những điều sau để việc xử lý ù tai hiệu quả cũng như không gây ra các tác dụng phụ xấu:
– Cồn chỉ được dùng ngoài da, không được uống, nếu chẳng may uống phải cần gọi cấp cứu ngay.
– Da sẽ bị tê trong chốc lát khi tiếp xúc với cồn.
– Nếu những cách làm trên không hiệu quả cần đi bác sĩ ngay.
– Có một số cách làm có thể lấy được cả ráy tai và nước ra ngoài nên hãy cẩn thận để ráy tai không dính vào vải.
– Không cho vật lạ vào tai như gạc bông,… để tránh trầy da và nhiễm trùng.
– Khi nhảy xuống hồ hãy giữ thăng bằng, nên nhảy thông qua bục xuất phát vì nó đã được thiết kế an toàn.
Trên đây là thông tin xoay quanh vấn đề bị ù tai sau khi bơi. Chúc các bạn có những giây phút bơi lội vui vẻ, bổ ích và an toàn.
>>> Tham khảo thêm: Những thiết bị bể bơi chính hãng do Hoabico phân phối.
Nội dung: Hoabico.com