Hotline
0975746790

Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo có hiệu quả không?

08/06/2022 16:04 +07 - Lượt xem: 82649

Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo là phương pháp được sử dụng chủ yếu hiện nay bởi nó vừa hiệu quả, vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí. Nó được sử dụng thường xuyên, nhất vào mùa lũ lụt để xử lý và làm sạch nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Vậy liều lượng sử dụng như nào, cách làm ra làm sao? Cùng Hoabico tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Cơ chế diệt khuẩn của Clo 

Trong bất kỳ dạng tồn tại nào thì Clo cũng có tính oxi hóa rất mạnh, khi tác dụng với nước sẽ tại hợp chất axit hipoclorơ có khả năng khử trùng mạnh. 

Cơ chế như sau:

– Chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật

– Sau đó là phản ứng với men bên trong tế bào để phá quá trình trao đổi chất làm cho tế bào đó bị phá hủy. Phản ứng men chính là phản ứng của chất oxy hóa mạnh hơn để oxy hóa men của tế bào vi sinh vật rồi tiêu diệt chúng. 

Sử dụng Clo để khử trùng nước thì đảm bảo quy định về an toàn tiệt trùng mà không làm mất đi mùi vị của nước.

Hóa chất hiện được sử dụng phổ biến đó là Cloramin B và Clorua “vôi”.

 

Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo

Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo có hiệu quả không?

 

Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo liệu có hiệu quả

 

Nguồn nước sinh hoạt đang ngày càng ô nhiễm, nhất là những vùng vừa trải qua đợt lũ lụt. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sức khỏe của con người. Khử trùng nhằm mục đích tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nước. Và dùng Clo là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

Clo là hóa chất xử lý nước được sử dụng trong hệ thống cấp nước ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ly do nó được ưu tiên sử dụng là:

– Khử mùi và các chất độc hại dễ dàng

– Hiệu quả cao, phạm vi rộng cho các loại vi khuẩn

– Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ không gây hại cho sức khỏe.

– Chi phí rẻ, dễ tìm mua.

– Sau khi khử trùng, sẽ có 1 lượng Clo dư (ở mức cho phép) tồn tại trong nước giúp ngăn vi khuẩn tái nhiễm, đảm bảo nguồn nước sau xử lý được tốt nhất.

 

Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo liệu có hiệu quả

Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo liệu có hiệu quả

 

Nước sinh hoạt khử trùng bằng Clo có đảm bảo không? 

 

Câu trả lời là:

Thế nhưng bạn cần phải đảm bảo thực hiện đúng liều lượng, đúng quy trình, sau khi xử lý cần kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo lượng Clo dư ở mức an toàn. 

Bởi lượng Clo dư trong nước nếu quá nhiều sẽ tạo ra trihalomethanes và các chất có hại khác, gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em và thai phụ. 

 

1. Clo dư trong nước sinh hoạt gây tác hại gì? 

Nếu Clo dư ở mức cho phép theo quy định thì không ảnh hưởng nhiều mà chỉ là gây mùi khó chịu nhưng nếu vượt quá mức này và trong thời gian dài sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như:

– Clo tác dụng với các hợp chất hữu trong nước tạo thành hợp chất THM’s có thể gây ung thư 

– Tiếp xúc nhiều làm cho da khô và dễ mắc các bệnh ngoài da như ngứa, viêm da… 

– Nếu uống vào có thể gây bệnh hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch và làm giảm chức năng gan. 

 

2. Đâu là giải pháp để loại bỏ Clo dư ra khỏi nước? 

Cách khắc phục đơn giản nhất đó là khi dùng Clo để khử khuẩn thì nên thực hiện ở nơi thoáng khí, sau khi xử lý xong nên để 1 thời gian để khí Clo bay bớt đi hoặc cũng có thể đóng chai và cho tủ lạnh 1 tiếng hoặc lâu hơn để giảm mùi Clo, lưu ý là không để quá 24h vì sẽ là giảm chất lượng nước.

Bên cạnh đó thì hiện nay cũng có cách hiện đại hơn đó dùng máy lọc nước, với lớp lọc là than hoạt tính có thể giảm lượng Clo dư đến 99% mà vẫn đảm bảo nước có mùi vị tốt.

 

3. Cách pha dung dịch khử khuẩn (Cloramin B, Clorua “vôi”)

Công thức pha:

Lượng hóa chất đem pha = (Nồng độ Clo hoạt tính của dung dịch cần pha x Số lít : Hàm lượng Clo hoạt tính của hóa chất sử dụng) x 1000 

Trong đó:

– Lượng hóa chất đem pha: là lượng hóa chất cho vào nước để pha, đơn vị là gam.

– Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha: là nồng độ của dung dịch sau khi pha. 

– Số lít: là số lít dung dịch muốn pha. 

– Hàm lượng Clo hoạt tính của hóa chất sử dụng: được nhà sản xuất ghi trên nhãn bao bì hoặc hướng dẫn sử dụng. 

Cloramin B dạng bột để khử khuẩn thì thường là 25%. Nồng độ diệt khuẩn tốt nhất là 0,5%. Tuyệt đối không pha quá 2% có thể gây ngộ độc. 

Ví dụ: 

Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ Clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% Clo hoạt tính, cần: 

(0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam. 

Ví dụ tính lượng nước cần pha:

– Lấy 100 gam bột cloramin B pha vào 5 lít nước, hòa tan hoàn toàn là có ngay 5 lít dung dịch với nồng độ 0,5%. 

Muốn sử dụng Cloramin B hiệu quả thì bạn cần nhớ rõ nó là hóa chất có tác dụng nhanh và mạnh nên sau khi pha xong phải sử dụng luôn, sau 24 tiếng sẽ mất tác dụng.

 

Hóa chất chuyên dụng Cloramin B

Pha dung dịch khử khuẩn (Cloramin B, Clorua “vôi”)

 

Các ứng dụng phổ biến của Clo trong đời sống

 

Clo được dùng để khử trùng và làm trong nước, trong đó Chloramin B 25% được dùng để khử trùng nước ăn uống, sinh hoạt. Thường thấy nhất là sau những đợt lũ lụt, nguồn nước bị ô nhiễm.

 

1. Dùng xử lý nguồn nước máy

Tùy vào tính chất, mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, để chọn phương pháp xử lý hiệu quả và phù hợp về chi phí. Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý nước nhưng cách đơn giản nhất, không đòi hỏi cao về kỹ thuật, chất lượng nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng sinh hoạt  đó là xử lý nước bằng giàn mưa, bể lọc đơn giản tại hộ gia đình.

Cách làm này hợp với nguồn nước không đạt các chỉ tiêu thông thường như: màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, chỉ số pecmanganat, hàm lượng sắt tổng số, vi sinh (giàn mưa cũng xử lý được Mn giống như xử lý Fe).

Dưới đây là quy trình xử lý nước đơn giản để bạn tham khảo.

* Chuẩn bị:

– Chloramin B 25% với liều lượng 3g cho 1m3 nước.

– Ống nhựa PVC

* Thiết bị cần thiết: máy bơm nước.

* Quy trình thực hiện

Bước 1: Làm giàn mưa

– Mục đích: nâng nồng độ pH, khử sắt và mùi tanh của sắt, mangan.

– Tác dụng như sau: giàn mưa giúp nước tiếp xúc được với không khí nhiều hơn, từ đó nhận được oxy trong không khí để khử sắt và mangan đồng thời nâng pH lên.

– Cách làm: đục ống nhựa PVC với khoảng cách các lỗ là 1cm. Bịt 1 đầu ống lại, cho nước chảy qua các lỗ đục xuống bể nước.

 

Dùng Clo xử lý sạch nước sinh hoạt

Làm giàn mưa

 

Bước 2: Bể lọc

– Mục đích: lọc cặn, độ đục do Fe3+, chất hữu cơ, làm trong nước, khử mùi do bùn đất, chất hữu cơ gây ra.

– Nước từ giàn mưa xuống bể lọc qua các lớp vật liệu:

+ Cát vàng hoặc cát thạch anh có độ dày từ 25- 30cm

+ Than hoạt tính có độ dày 10cm

+ Lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5- 1 cm, độ dày 10 cm.

– Đáy bể dùng ống nhựa được khoan các lỗ phần ống nằm trong bể để ngăn vật liệu lọc rơi vào

 

Bể lọc sạch nước sinh hoạt

Bể lọc sạch nước sinh hoạt

 

Bước 3: Khử trùng nước

Dùng hóa chất Cloramin B để khử trùng nước sau khi lọc để loại bỏ vết các vi khuẩn còn sót lại và làm nước trong hơn. 

Việc này là rất cần thiết bởi quá trình lọc không thể đảm bảo loại bỏ hoàn toàn, có một số cặn siêu nhỏ hay vi khuẩn vẫn luồn lách qua các lớp lọc để đến nguồn nước cuối cùng sử dụng.

Clo sau khi hòa tan vào nước sẽ tạo thành nước Clo,  nước Clo bị phân hủy tạo thành axit hypoclorơ (HOCl) và ion hypoclorit (OCl-).

Trong đó HClO là thành phần chính, chứa nguyên tử [O], nguyên tử này có tính oxi hóa rất mạnh.

Hai chất trên sẽ tấn công vào các lipid của tế bào các vi sinh vật, vi khuẩn để phá hủy các enzym, và cấu trúc tế bào khiến chúng bị oxi hóa, không thể phát triển và chết dần, từ đó trở nên vô hại.

Trong đó tốc độ oxi hóa của 2 chất này khác nhau, HClO có khả năng oxi hóa các vi sinh nhật trong vài giây, còn ion OCl- cần đến 30 phút.

Sau khi hoàn tất quá trình khử trùng và làm sạch nước, HOCl và OCl- sẽ kết hợp tự chia thành các nguyên tử đơn và mất đi hoạt tính. Tốc độ này diễn ra mạnh mẽ nhất khi gặp ánh sáng mặt trời. Do vậy, khi xử lý nước sinh hoạt bằng Clo bạn nên thực hiện vào buổi chiều để tránh làm mất tác dụng.

 

Tiến hành xử lý nước sinh hoạt bằng clo

Tiến hành xử lý nước sinh hoạt bằng clo

 

* Lưu ý

– Dù nước đã được lọc và khử trùng thì bạn cũng cần phải đun lên trước khi sử dụng để các các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa vì biết đâu trong nước vẫn còn sót lại một số vi khuẩn.

– Nước sau khi xử lý cần để thoáng ít nhất 30 phút rồi mới đưa vào sử dụng.

– Tùy vào tình hình thực tế và công suất sử dụng của gia đình để tiến hành rửa lớp váng vàng đóng trên bề mặt lớp cát, tần suất là 1- 3 tháng thực hiện 1 lần.

Nếu vật liệu lọc quá bẩn cần thay mới để đảm bảo hiệu quả lọc.

 

2. Xử lý nước sinh hoạt sau mùa lũ

Sau mưa lũ, những vùng chịu ảnh hưởng nguồn nước bị bị nhiễm bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bãi rác, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước sông, suối, ao hồ.

Những khu vực ngập nước thì nguồn nước sinh hoạt hàng ngày cũng như công trình cấp thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy, khiến nước sạch bị khan hiếm nghiêm trọng.

Nguồn nước nhiễm bẩn là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. Điều này dẫn tới dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh.

Các bệnh thường gặp sau mùa mưa lũ thường là bệnh về da (như mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (như tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (như đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,…

Để có nguồn nước trong sạch và an toàn sau mưa lũ, cần áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

➢    Xử lý nước ăn uống

* Đối với giếng khơi

Bước 1: Thau rửa giếng

Vệ sinh, làm sạch thành và nền giếng, vét sạch và lất hết bùn đất đi, khơi thông nước ngập xung quanh giếng.

 

Xử lý nước sinh hoạt sau mùa lũ

Xử lý nước sinh hoạt sau mùa lũ

 

Bước 2: Làm trong nước

– Dùng phèn chua: liều lượng là 50gam/1m3 nước, nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng không được quá 100 gam/1m3.

Tán nhỏ phèn rồi cho vào chậu hòa tan rồi đổ xuống giếng, dùng gàu múc nước kéo lên thả xuống khoảng 10 lần để trộn đều rồi đợi 30 phút sau thì tiến hành khử trùng.

 

Dùng phèn chua xử lý nước

Dùng phèn chua xử lý nước

 

Bước 3: Khử trùng nước

Sau khi lọc trong thì đi đến khâu khử trùng. Hóa chất được sử dụng là Cloramin B hoặc T.

Ước lượng nước giếng xem có bao nhiêu m3 (1 bi tương đương 1m3). Liều lượng sử dụng: 1m3 hoà tan 10 – 20 gam Cloramine B (1- 2 thìa canh) tuỳ vào độ đục của nước.

Múc gàu nước lên, đổ hóa chất đã chuẩn bị vào rồi khuấy đều cho hòa tan hết.

Thả mạnh gàu nước xuống giếng, kéo lên khoảng 10 lần để trộn đều.

Sau 30 phút, múc nước lên ngửi có mùi Clo là đạt yêu cầu, còn nếu không thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Cloramine B khuấy đều rồi đổ xuống giếng đến khi nào nước có mùi Clo là được.

Dùng nước giếng đã thêm Clo vào tưới lên thành giếng để khử trùng toàn bộ.

Sau 30 phút là sử dụng được (đảm bảo lượng Clo dư từ 0,3 – 0,5mg/lít).

 

Khử trùng nước bằng Cloramin B

Khử trùng nước bằng Cloramin B

 

Lưu ý:

– Nếu lỡ cho quá nhiều hóa chất xử lý thì đợi đến khi bay hết mùi Clo mới sử dụng được.

– Không tiến hành xử lý đồng thời Clo với phèn chua.

– Nước sau khi được xử lý, làm trong vẫn phải đun sôi mới uống được.

* Đối với giếng khoan

– Tháo dây cao su và ni lông bịt miệng giếng khoan

– Cọ rửa vòi, cần và nền giếng

– Khơi thông cống rãnh quanh giếng, bơm hết nước đục đi, sau đó bơm bỏ thêm 15 phút nữa rồi mới dùng được.

➢    Xử lý nước dùng tắm giặt

Trường hợp không mua được Cloramin B hoặc để tiết kiệm thì bạn có thể dùng hóa chất Clo viên để khử trùng và làm trong nước, nhưng nước này chỉ dùng để tắm, giặt, rửa nhà cửa, tuyệt đối không được nấu ăn và đun nước uống.

Tận dụng các thùng phi để chữa nước rồi đổ sang bể lắng.

Chuẩn bị:

– Hóa chất Clo với liều lượng: 300gr/100m3 nước

– PAC liều lượng 1 – 4g PAC đối với nước đục thấp (40 – 400mg/ lít), 5 – 6 gam đối với nước đục trung bình. 

 

Chất trợ lắng PAC

Chất trợ lắng PAC

 

Thực hiện:

– Hòa tan Clo rồi cho vào bể nước, đợi khoảng 4- 5 tiếng cho nó khuẩn khuẩn, lắng cặn xuống đáy để làm trong thì cho trợ lắng PAC vào rồi đợi khoảng 6- 8 tiếng để trợ lắng.

– Đổ nước sang thùng khác để loại bỏ cặn lắng ở dưới.

– Cuối cùng là kiểm tra nồng độ pH: <7.0 là đạt yêu cầu do nước sinh hoạt có nồng độ pH thấp hơn nước bể bơi.

 

3. Xử lý nước bể bơi

Clo được ứng dụng như một loại hóa chất xử lý nước bể bơi chuyên dụng. Khi cần khử trùng, cân bằng độ PH hay tiêu diệt khuẩn – rêu – tảo và khử mùi hiệu quả có trong nước hồ bơi. Nó rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí nếu được áp dụng và kiểm soát đúng cách. Tuy nhiên, bạn nên cần có 1 đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực để đảm bảo an toàn và tối ưu nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm những thiết bị bể bơi chính hãng giúp tự châm hóa chất tại Hoabico.

Trên đây là cách khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo đúng cách nhất. Sản phẩm được Hoabico phân phối trên toàn quốc với số lượng lớn và nhỏ dành các các nhu cầu của quý khách. cam kết hàng giá tốt, không tăng giá, không ghim hàng trong mùa mưa lũ.

Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu sử dụng clo làm sạch nước cho hồ bơi của mình, hay đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn miễn phí nhé.

Nội dung: Hoabico.com

 




Bài xem nhiều