Phòng tránh viêm tai giữa khi bơi lội & những lưu ý hữu ích
Bơi là môn thể thao được yêu thích của mọi lứa tuổi, nhất là vào những ngày hè nóng bức, nó giúp giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên khi đi bơi rất dễ mắc bệnh như viêm xoang, viêm tai,.. Vậy phòng viêm tai giữa khi bơi lội như thế nào là chuẩn nhất. Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc.
Vì sao đi bơi dễ bị viêm tai giữa?
Viêm tai giữa cấp là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,… Trẻ em thường mắc bệnh này nhiều hơn so với người lớn do sức đề kháng còn đang yếu, chưa hoàn thiện, vòi nhĩ rộng và ngắn.
Bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè, ở những người thường xuyên đi bơi. Tuy nó không khó chữa nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để lâu và không điều trị kịp thời, đúng cách.
Đi bơi dễ bị viêm tai giữa là do nước hồ bơi không đảm bảo vệ sinh hoặc có lượng hóa chất dư vượt mức cho phép. Hoặc bơi ở vùng nước bẩn như sông ngòi, ao hồ tụ đọng.
Khi đó, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,… theo nước tấn công vào tai gây ảnh hưởng xấu tới hệ tai mũi họng.
Bên cạnh đó thì thường khi nước vào tai sẽ chảy ra ngoài, nhưng không phải quy luật này lúc nào cũng đúng như vậy, có những khi nước đọng lại trong tai gây ẩm ướt, mà đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển sẽ dẫn đến viêm tai giữa. Nhất là ở những người có tiền sử bệnh viêm tai, thủng màng nhĩ, có những bất thường về giải phẫu ống tai thì nguy cơ bị sẽ cao hơn.
Các triệu chứng của viêm tai giữa gồm: đau tai, chảy dịch tai, nghe kém…Có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc không.
Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm… Lâu dài có thể thành viêm tai giữa mạn, để lại nhiều hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng tới thính lực và sự phát triển, nhất là ở trẻ nhỏ.
Phòng tránh bệnh viêm tai giữa khi bơi ra sao?
Viêm tai giữa điều trị được, tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ mất nhiều hay ít thời gian. Nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sức khỏe người bệnh, do đó hãy luôn trang bị các biện pháp phòng chống bệnh khi đi bơi, đừng để bị bệnh rồi phải điều trị.
Cách phòng tránh như sau:
– Chọn điểm bơi an toàn, sạch sẽ
Nếu không có bể bơi gia đình thì hãy đến những bể uy tín, có chất lượng nguồn nước đảm bảo, luôn được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ. Ngoài ra còn phải không chứa nhiều hóa chất gây hại cho hệ hô hấp.
Không nên bơi ở sông hồ tù đọng, có nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là trẻ em.
Nếu gia đình bạn có bể bơi thì hãy luôn vệ sinh bể, kiểm tra chất lượng nước thường xuyên để sớm phát hiện các vấn đề về độ an toàn và xử lý kịp thời.
– Vệ sinh tai đúng cách sau khi bơi
Việc này sẽ giúp làm sạch tai, loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Cách làm:
+ Sau khi bơi xong hãy tắm bằng nước ngọt cho sạch, nếu nước vào tai thì nghiêng đầu sang 1 bên để dốc nước ra. Có thể dùng máy sấy ở chế độ nhẹ để hong khô tai.
+ Không ngoáy tai bằng các dụng cụ không hợp vệ sinh, hãy lấy chiếc tăm bông, đặt nhẹ ở ống tai ngoài 1 lúc cho nó hút nước ra. Tuyệt đối không ngoáy vào sâu vì như vậy bạn đang đẩy bụi bẩn và tác nhân gây bệnh vào sâu bên trong.
+ Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi họng bởi các cơ quan này đều thông đến tai.
– Điều trị bệnh kịp thời, đúng cách
Bệnh này cũng khá dễ điều trị tuy nhiên nó lại dễ bị tái phát nên khi phát hiện bị viêm tai giữa hãy đến ngay các cơ sở tai mũi họng để được khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhằm trị dứt điểm bệnh và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Không tự ý nhỏ các chế phẩm không rõ nguồn gốc vào tai, không ngoáy sâu vào tai trẻ tránh làm tổn thương thêm.
– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi đi bơi
Các dụng cụ hỗ trợ ở đây gồm: mũ, kính, bịt tai để bảo vệ cả vùng tai mũi, tránh tóc bị khô xơ do hóa chất Clo.
Khi bơi tránh để bị sặc nước, hạn chế nước vào mũi họng.
Không dùng chung nút tai, kính bơi với người khác.
Các lợi ích khi bơi lội đúng cách
– Giúp vận động toàn bộ cơ thể nên rất săn chắc.
– Hỗ trợ các cơ quan như tim, nội tạng cùng vận động.
– Hỗ trợ điều trị các cơn đau do chấn thương, viêm khớp.
– Rất tốt với người mắc bệnh hen suyễn, giúp tăng dung tích phổi từ đó giúp hô hấp dễ dàng hơn.
– Thúc đẩy tăng chiều cao.
– Đốt cháy calories, giảm mỡ thừa, giúp thân hình thon gọn.
– Giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
– Thư giãn tinh thần, xả stress hiệu quả.
– Rất tốt với phụ nữ mang thai, các nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ mang thai bơi trong thời kỳ từ đầu đến giữa thai kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
– Phòng chống tai nạn liên quan đến đuối nước.
Lưu ý khi đi bơi
Để đảm bảo an toàn cho xoang mũi, làn da và sức khỏe nói chung, khi đi bơi bạn hãy lưu ý những điều sau:
– Không bơi khi đang mệt, đổ mồ hôi
– Không ăn quá no trước khi bơi
– Khởi động kỹ trước khi xuống nước
– Uống nhiều nước trước và sau khi bơi
– Không vận động quá sức khi bơi
– Chăm sóc vùng kín kỹ càng
– Tần suất đều đặn, hợp lý
– Chọn mua các dụng cụ bơi lội ở địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng.
Sau khi xem xong bài viết về phòng viêm tai khi đi bơi này hy vọng sẽ giúp bạn không còn lo lắng mỗi khi bơi. Chúc các bạn có khoảng thời gian bơi lội vui vẻ và an toàn.
Nội dung: Hoabico.com