Hotline
0961265368

Đau mắt đỏ khi đi bơi - Nguyên nhân & cách phòng tránh hiệu quả

08/03/2021 14:28 +07 - Lượt xem: 71465

Đau mắt đỏ khi đi bơi là tình trạng khá phổ biến, ban đầu bệnh không ảnh hưởng đến thị lực nên nhiều người chủ quan cho rằng chỉ là kích ứng thông thường nên không đi bác sĩ, đến khi bệnh diễn biến nặng mới đi khám. Đau mắt đỏ không điều trị đúng cách hoặc chậm trễ có thể dẫn tới bội nhiễm hoặc viêm loét giác mạc, thậm chí là để lại sẹo giác mạc hoặc gây mù. Vậy làm cách nào để biết được mình đang bị đau mắt đỏ và cách phòng tránh là gì. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết này nhé!

Bạn có thể quan tâm:

Lợi ích của bơi lội dành cho sức khỏe có thể bạn chưa biết

Có thể tự học bơi không? Nên bơi kiểu nào dễ học & phổ biến nhất

 

Đau mắt đỏ khi đi bơi

 

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ do nước bể bơi

 

Theo TS. BS Phạm Ngọc Đông, mắt là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể, do đó khi tiếp xúc với nguồn nước chứa hóa chất và vi khuẩn như hồ bơi sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Nhiều người sau khi bơi thường có biểu hiện như mắt nhức nhối, khó chịu; mắt đỏ lên kèm chảy nước mắt, ngứa mắt.

Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc mắt. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là mắt đỏ và có ghèn. Thường là bị 1 mắt trước sau đó lan sang mắt thứ 2. Ghèn có thể là nước trong hoặc màu vàng tùy vào giai đoạn cũng như thể trạng mỗi người.

Triệu chứng ban đầu của nó là mắt khó chịu, sau đó có cộm như có vật lạ rơi vào, buổi sáng ngủ dậy khó mở mắt do nhiều dử (dử mắt có thể màu xanh hoặc vàng tùy tác nhân gây bệnh) dính lại. 

Biểu hiện này ngày càng tăng lên và kèm theo đó là đau nhức, chói khi nhìn ánh sáng, nước mắt chảy ra lúc một nhiều hơn.

 

Triệu chứng khi mắc đau mắt đỏ khi bơi

 

Bệnh tiến triển rất nhanh, buổi sáng thấy cộm nhưng sang chiều cùng ngày đã thấy đỏ, sưng nề, mọng, mắt đỏ là do cương tụ mạch máu. Nếu bị viêm kết mạc có giả mạc (là lớp màng dai trắng khi lật mi mới thấy) thường lâu khỏi hơn. Ngoài ra người bệnh còn có một số biểu hiện khác như mệt mỏi, sốt, đau họng, đau họng, ho, tai xuất hiện hạch.

 

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ khi đi bơi

 

Cũng theo TS. BS Phạm Ngọc Đông thì mắt đỏ khi đi bơi thường là do 

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis (một loại vi khuẩn ở bộ phận sinh dục) gây ra. Vi khuẩn này tấn công vào nguồn nước bơi nhưng lại không được vệ sinh và thay hàng ngày đã dẫn tới là nguồn lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ (viêm giác mạc) nói riêng và các bệnh về mắt nói chung. 

– Nước hồ bơi chứa nhiều hóa chất Clo cũng làm mắt bị kích ứng dẫn tới tình trạng đỏ mắt kéo dài.

– Do một số loại vi khuẩn khác có mặt trong nước hồ. Vào những ngày nắng nóng, lượng người đi bơi tăng cao, hóa chất dùng để khử trùng và xử lý nước bốc hơi nhanh hơn dẫn tới việc nước bị ô nhiễm cũng cao hơn. 

 

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ khi đi bơi

 

– Có người đang mắc các bệnh dễ lây nhiễm như bệnh về mắt, da liễu… di chuyển xuống hồ bơi cũng có thể làm vi khuẩn bám lên những người khác. Đây cũng là nguyên nhân vì sao bể bơi trở thành môi trường lây nhiễm các loại bệnh rất nhanh trong mùa hè.

– Do nước không đảm bảo điều kiện vệ sinh, chứa chất thải do một số người bơi ý thức kém đã thải ra như khạc nhổ, nước mũi, thậm chí là cả nước tiểu… 

 

Cách phòng tránh đau mắt đỏ khi đi bơi

 

Đi bơi rất tốt cho sức khỏe, nên đừng vì thế mà từ bỏ việc bơi lội nhé, hãy giữ an toàn bằng những điều sau đây:

– Chọn bể rộng rãi, được vệ sinh tốt, nguồn nước sạch. 

– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ cần thiết như đồ bơi, mũ bơi, kính bơi, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng…

– Nên đeo kính khi bơi, nhất là với trẻ nhỏ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

– Sau khi bơi xong hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% vào mắt hoặc tự pha nước muối loãng vào chậu nước sạch, ngụp mặt vào và chớp chớp mắt để vệ sinh mắt.

– Dùng bông gòn hoặc khăn sạch để thấm khô mắt sau khi rửa.

 

Cách phòng tránh đau mắt đỏ khi đi bơi

 

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia thì biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất ở bể bơi công cộng vẫn là ý thức của mỗi người trong việc phòng bệnh cho cộng đồng. Chấp hành các biện pháp giữ vệ sinh chung như: tắm gội sạch sẽ trước khi xuống bơi, không khạc nhổ, tiểu tiện ra bể. Nếu đang ốm mệt hay có các bệnh ngoài da, bệnh lây nhiễm, thời kỳ “đèn đỏ” của chị em… thì không nên đi bơi.

 

Lưu ý cần thiết bị bị đau mắt đỏ do bơi lội

 

Sau đây là những lưu ý bạn cần nhớ rõ khi bị đau mắt đỏ do bơi lội:

– Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi khám ngay để có chuẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị kíp, kịp thời.

– Tuyệt đối không tự ý điều trị theo phương pháp dân gia như đắp lá hay xông hơi bằng trầu không vì sẽ dễ gây nhiễm khuẩn, bỏng mắt khiến cho bệnh màu một trầm trọng hơn và khó điều trị.

– Không nên uống kháng sinh, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

– Đánh giá chất lượng nước trước khi bơi:

+ Ngửi mùi: Nước không được xử lý tốt sẽ có mùi Clo gây sốc đặc trưng khiến bạn cảm thấy khó chịu.

+ Màu nước: Màu nước đạt tiêu chuẩn là phải trong tự nhiên, nhìn thấy rõ đáy bể, có màu xanh vừa phải, không có vẩn đục hay vật thể lạ. Nếu bể có màu bất thường so với những tiêu chí trên thì cần chú ý.

+ Quan sát số lượng người bơi: Lượng ngời bơi trong bể quá đông sẽ dẫn tới máy lọc nước không lọc kịp để loại bỏ các độc tố khi đó sẽ không đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về bệnh đau mắt đỏ khi đi bơi. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn đọc, chúc các bạn có thời gian bơi lội vui vẻ và an toàn. Bài viết được các chuyên viên từ Hoabico tổng hợp và gửi tới bạn đọc. 

>> Quý khách hàng tham khảo thêm những thiết bị bể bơi chính hãng do Hoabico cung cấp.

 

Nội dung: Hoabico.com

 




Bài xem nhiều